Ứng dụng của Contactor, hướng dẫn lựa chọn Contactor cơ bản.
Ứng dụng của Contactor là gì? Contactor được dùng để làm gì và nên chọn loại contactor nào tốt nhất hiện nay? Cùng Điện City giải đáp ngay!
Contactor là thiết bị điều khiển để đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị do đó được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điện. Trong công nghiệp, Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện để an toàn khi vận hành. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ứng dụng của contactor và những dòng contactor tốt nhất hiện nay dưới đây!
1. Ứng dụng của Contactor
Contactor là thiết bị điều khiển để đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị do đó được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điện.
Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện để an toàn khi vận hành. Sử dụng Contactor được xem như là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và có độ ổn định cao, dễ sửa chữa.
Hình ảnh: Contactor kết hợp Rơ le nhiệt (khởi động từ) điều khiển động cơ
Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp và khó khăn cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được những quy trình sản xuất tiên tiến. Contactor vẫn là thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghiệp và cả dân dụng:
- Contactor điều khiển động cơ: cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp. Contactor được dùng kết hợp với Rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ.
- Contactor khởi động sao - tam giác: thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ sơ đồ hình sao khi khởi động sang sơ đồ tam giác khi động cơ đã vận hành ổn định, mục đích để giảm dòng khởi động.
- Contactor điều khiển tụ bù: đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công suất phản kháng. Contactor được dùng trong hệ thống bù tự động được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù đảm bảo đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải.
- Contactor điều khiển đèn chiếu sáng: có thể điều khiển contactor bằng rơ le thời gian hoặc PLC để đóng cắt điện cấp cho đèn chiếu sáng để bật/tắt đèn theo giờ quy định.
Bạn đã biết được những ứng dụng của contactor. Tiếp theo hãy cùng Điện City chọn mua loại Contactor tốt nhất và phù hợp nhất nhé!
2. Hướng dẫn lựa chọn Contactor cơ bản
2.1 Lựa chọn contactor cho động cơ
Để lựa chọn Contactor phù hợp cho động cơ ta phải dựa vào những thông số cơ bản như: Uđm, P , Cosphi
- Iđm = Itt x 2
- Iccb = Iđm x 2
- Ict = (1.2 – 1.5) x Iđm
Ta tính toán trong ví dụ cụ thể như sau:
Tải động cơ 3P, 380V, 3KW, tính toán dòng định mức theo công thức như sau:
Iđm = P / (1.73 x 380 x 0.85) ở đây hệ số cosphi là 0.85.
Ta tính được: Iđm = 3000 / (1.73 x 380 x 0.85) = 5.4 A
Ict = (1.2 – 1.4) Iđm.
Ta tính được: Ict = 1.4 x 5.4 = 7.56A
Nên chọn Contactor có dòng lớn hơn dòng tính toán.
Có thể chọn contactor 9A của LS (MC-9b), Mitsubishi (S-T10), Fuji (SC-03)...
Chọn contactor cho động cơ phải lưu ý đến điện áp cuộn hút và tiếp điểm phụ.
2.2 Lựa chọn contactor cho tụ bù
Để lựa chọn Contactor phù hợp cho tụ bù ta phải dựa vào dòng điện định mức của tụ bù.
Ví dụ tụ 3 pha 415V 50kVAr có dòng định mức 69.6A.
Chọn contactor lớn hơn từ 1.2 lần dòng định mức của tụ = 6.9.6A x 1.2 = 83.52A.
Có thể chọn contactor 85A của LS (MC-85a), 100A của Mitsubishi (S-T100), 105A của Fuji (SC-N5A),...
Chọn contactor dòng cao thì tốt hơn nhưng chi phí sẽ cao hơn, kích thước lớn hơn sẽ mất nhiều không gian lắp đặt.
Ngoài ra phải lưu ý điện áp cuộn hút, Contactor dùng cho tụ bù có thể dùng 2 loại cuộn hút 220VAC hoặc 380VAC, dùng nhiều nhất là loại Contactor cuộn hút 220VAC.
-------------------------------
Một số dòng Contactor thông dụng
Contactor LS:
Contactor Mitsubishi: